TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CLGD NĂM 2020

Lượt xem:


UBND HUYỆN ĐĂK SONG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN PHÚ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

ĐẮK NÔNG – 2020


UBND HUYỆN ĐĂK SONG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN PHÚ

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ

 THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

 

TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1 Trần Thị Thanh Hiệu trưởng Chủ tịch Hội đồng
2 Lê Ngọc Định Phó hiệu trưởng Phó Chủ tịch Hội đồng
3 Cao Thị Hằng Giáo viên Thư ký Hội đồng
4 Trần Xuân Nam Đại diện Chi bộ Thành viên
5 Trần Văn Huân Đại diện Công đoàn Thành viên
6 Vũ Thị Phương Đại diện Đoàn TNCSHCM – Tổ trưởng Tổ Văn phòng Thành viên
7 Vũ Thị Hằng Tổng phụ trách Đội Thành viên
8 Trần Văn Hưng Tổ trưởng Tổ Sử – Địa Thành viên
9 Nguyễn Thị Loan Tổ trưởng Tổ Sinh – Hóa – Thể – MT Thành viên
10 Nguyễn Thị Hương Tổ trưởng tổ Văn – Ngoại ngữ Thành viên
11 Nguyễn Thị Nhẹ Tổ trưởng tổ Toán – Lý – Công  nghệ Thành  viên
ĐẮK NÔNG – 2020

 


MỤC LỤC

 

NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 4
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 5
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 7
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 11
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 14
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 15
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3 15
Tiêu chuẩn 1 16
Mở đầu 16
Tiêu chí 1.1 16
Tiêu chí 1.2 17
Tiêu chí 1.3 18
Tiêu chí 1.4 20
Tiêu chí 1.5 21
Tiêu chí 1.6 22
Tiêu chí 1.7 24
Tiêu chí 1.8 25
Tiêu chí 1.9 26
Tiêu chí 1.10 27
Kết luận về Tiêu chuẩn 1 29
Tiêu chuẩn 2 30
Mở đầu 30
Tiêu chí 2.1 30
Tiêu chí 2.2 31
Tiêu chí 2.3 33
Tiêu chí 2.4 34
Kết luận về Tiêu chuẩn 2 36
Tiêu chuẩn 3 36
Mở đầu 36
Tiêu chí 3.1 36
Tiêu chí 3.2 37
Tiêu chí 3.3 39
Tiêu chí 3.4 40
Tiêu chí 3.5 41
Tiêu chí 3.6 42
Kết luận về Tiêu chuẩn 3 43
Tiêu chuẩn 4 43
Mở đầu 43
Tiêu chí 4.1 44
Tiêu chí 4.2 45
Kết luận về Tiêu chuẩn 4 46
Tiêu chuẩn 5 47
Mở đầu 47
Tiêu chí 5.1 47
Tiêu chí 5.2 49
Tiêu chí 5.3 51
Tiêu chí 5.4 52
Tiêu chí 5.5 54
Tiêu chí 5.6 56
Kết luận về Tiêu chuẩn 5 58
II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4           59
Tiêu chí 1 59
Tiêu chí 2 59
Tiêu chí 3 60
Tiêu chí 4 60
Tiêu chí 5 60
Tiêu chí 6 60
Kết luận 61
Phần III. KẾT LUẬN CHUNG 61
Phần IV. PHỤ LỤC 63

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

STT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 Mặc nhiên đạt mức 3 khi tiêu chí đạt mức 2.
2 BGH Ban Giám hiệu
3 CBGV Cán bộ giáo viên
4 CBGVNV Cán bộ giáo viên nhân viên
5 CMHS Cha mẹ học sinh
6 CSVC Cơ sở vật chất
7 Công đoàn
8 GV Giáo viên
9 GV Giáo viên
10 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
11 HS Học sinh
12 PHHS Phụ huynh học sinh
13 TDTT Thể dục thể thao
14 THCS Trung học cơ sở


TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 

  1. Kết quả đánh giá

1.1. Đánh giá tiêu chí Mức 1, 2 và 3

Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1.1 X X
Tiêu chí 1.2 X X
Tiêu chí 1.3 X X X
Tiêu chí 1.4 X X
Tiêu chí 1.5 X X
Tiêu chí 1.6 X X
Tiêu chí 1.7 X X
Tiêu chí 1.8 X X
Tiêu chí 1.9 X X
Tiêu chí 1.10 X X
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 2.1 X X
Tiêu chí 2.2 X X
Tiêu chí 2.3 X X
Tiêu chí 2.4 X X
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 3.1 X X
Tiêu chí 3.2 X X
Tiêu chí 3.3 X X
Tiêu chí 3.4 X X
Tiêu chí 3.5 X X
Tiêu chí 3.6 X X
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 4.1 X X
Tiêu chí 4.2 X X
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 5.1 X X
Tiêu chí 5.2 X X
Tiêu chí 5.3 X X
Tiêu chí 5.4 X X
Tiêu chí 5.5 X X
Tiêu chí 5.6 X X

Kết quả: Đạt Mức 2

1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

Tiêu chí Kết quả Ghi chú
Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 X
Tiêu chí 2 X
Tiêu chí 3 X
Tiêu chí 4 X
Tiêu chí 5 X
Tiêu chí 6 X

Kết quả: Không đạt Mức 4

  1. Kết luận: Trường đạt mức 2


 

Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

 

Tên trường (theo quyết định mới nhất): TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN PHÚ

Tên trước đây (nếu có):

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Đăk Song

 

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ĐẮK NÔNG Họ và tên

hiệu trưởng

Trần Thị Thanh
Huyện/quận /thị xã / thành phố Huyện Đắk Song Điện thoại 0914117555
Xã / phường/thị trấn Xã Nam Bình Fax
Đạt CQG Website
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập) 2005 Số điểm trường
Công lập Loại hình khác
Tư thục Thuộc vùng khó khăn
Trường chuyên biệt Thuộc vùng đặc biệt khó khăn
Trường liên kết với nước ngoài

 

  1. Số lớp học
Số lớp học Năm học
2014-2015
Năm học
2015-2016
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
Khối lớp 6 4 4 4 4 4
Khối lớp 7 4 4 4 4 4
Khối lớp 8 4 4 4 4 4
Khối lớp 9 3 3 3 4 4
Cộng 15 15 15 16 16
  1. cấu khối công trình của nhà trường
TT Số liệu Năm học
2014-2015
Năm học
2015-2016
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
Ghi chú
I Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập 13 13 13 13 13
1 Phòng học 10 10 10 10 10
a Phòng kiên cố 10 10 10 10 10
b Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0
c Phòng tạm 0 0 0 0 0
2 Phòng học bộ môn 3 3 3 3 3
a Phòng kiên cố 3 3 3 3 3
b Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0
c Phòng tạm 0 0 0 0 0
3 Khối phục vụ học tập 1 1 1 1 1
a Phòng kiên cố 1 1 1 1 1
b Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0
c Phòng tạm 0 0 0 0 0
II Khối phòng hành chính-quản trị 5 5 5 5 5
1 Phòng kiên cố 5 5 5 5 5
2 Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 0
3 Phòng tạm 0 0 0 0 0
III Thư viện 1 1 1 1 1
IV Các công trình, khối phòng chức năng khác (nếu có) 0 0 0 0 0
Cộng 20 20 20 20 20
  1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
  2. a) Số liệu tại thời điểm TĐG:
Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 1 0 0 0 1
Phó hiệu trưởng 2 0 0 0 0 2
Giáo viên 45 26 1 0 6 38
Nhân viên 8 6 1 0 6 2 ( có 02 nhân viên bảo vệ hợp đồng 68)
Cộng 56 33 2 0 12 43
  1. b) Số liệu của 5 năm gần đây:
TT Số liệu Năm học
2014-2015
Năm học
2015-2016
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
1 Tổng số giáo viên 27 28 27 30 29
2 Tỷ lệ giáo viên/lớp 1.8 1.86 1.8 1.875 1.81
3 Tỷ lệ giáo viên/học sinh 0.049 0.048 0.04 0.046 0.044
4 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên (nếu có) 1 3 0 2 3
5 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên (nếu có) 0 6 0 0 0
6 Các số liệu khác (nếu có)
  1. Học sinh
  2. a) Số liệu chung
 TT Số liệu Năm học
2014-2015
Năm học
2015-2016
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
Ghi chú
1 Tổng số học sinh 542 578 620 643 659
– Nữ 273 298 324 338 330
– Dân tộc 21 22 17 16 18
– Khối lớp 6 168 155 175 169 190
– Khối lớp 7 144 168 156 169 159
– Khối lớp 8 133 134 165 150 167
– Khối lớp 9 97 121 124 155 143
2 Tổng số tuyển mới 168 155 175 169 190
3 Học 2 buổi/ngày 0 0 0 0 0
4 Bán trú 0 0 0 0 0
5 Nội trú 0 0 0 0 0
6 Bình quân số học sinh/lớp 36 39 41 41 41
7 Số lượng và tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 542 (100%) 578(100)% 620 (100%) 653 (100%) 659 (100%)
– Nữ 273 (100%) 298 (100%) 324(100%) 338 (100%) 335 (100%)
– Dân tộc thiểu số 21 22 17 16 18
8 Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh (nếu có) 0 0 0 0 0
9 Tổng số học sinh giỏi cấp quốc gia (nếu có) 0 0 0 0 0
10 Tổng số học sinh thuộc đối tượng chính sách
– Nữ 0 0 0 0 0
– Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
11 Tổng số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 0 0 0 0 0
Các số liệu khác (nếu có)
  1. b) Kết quả giáo dục
Số liệu Năm học
2014-2015
Năm học
2015-2016
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
Ghi chú
Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi 66 108 109 138 128
Tỷ lệ học sinh xếp loại khá 224 211 238 276 286
Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém 3 2 12 15 3
Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt 469 512 544 568 593
Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá 73 64 59 75 60
Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình 0 2 11 0 6


Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. Tình hình chung của nhà trường

Trường THCS Trần Phú được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2005 của UBND huyện Đăk Song – Đăk Nông.  Thực hiện Quyết định số 1779/QĐ-UBND, ngày 13/12/2019 của UBND huyện Đắk Song về việc sáp nhập trường trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ và trường trung học cơ sở Trần Phú để thành lập trường trung học cơ sở Trần Phú.

Hiện tại, trường THCS Trần Phú có 02 điểm trường, điểm trường chính nằm tại thôn 10 của xã Nam Bình, điểm lẻ tại thôn 7, xã Nam Bình, là xã nằm trên trục đường chính của Quốc lộ 14 có giao thông thuận tiện nên hàng năm công tác tuyển sinh đầu cấp luôn vượt chỉ tiêu cấp trên giao.

Sau gần 15 năm được thành lập, đến nay trường THCS Trần Phú lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Trường có nhiều thành tích trong các hoạt động phong trào cũng như kết quả cao trong các Hội thi của ngành phát động và tổ chức.

Trong quá trình hoạt động giáo dục, nhà trường có nhiều giải pháp để quản lý tốt chất lượng giáo dục như thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh vào đầu cấp lớp 6; hàng năm có tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi tham gia dự thi cấp huyện cấp tỉnh; phân công giáo viên giảng dạy hợp lý, theo đúng chuyên môn được đào tạo; tích cực đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên tham gia học bồi dưỡng về chính trị, về chuyên môn để nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng nội quy học sinh và giáo viên một cách cụ thể, chi tiết, quản lý nghiêm túc việc thực hiện nội quy của học sinh và quy chế chuyên môn của cán bộ giáo viên; phối kết hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó nhà trường luôn chú trọng tới việc xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết nhất trí, do đó mọi thành viên trong trường luôn có sự đồng thuận, quyết tâm để hoàn tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Năm học 2019 – 2020 trường THCS Trần Phú có quy mô trường lớp như sau:

* Về học Sinh:  Toàn trường có 1.025 học sinh ( nữ : 491 em) với 25 lớp, trong đó khối 6 có 280; khối 7 có 274; khối 8 có 221; khối 9 có 250 học sinh. Bình quân 41 học sinh/lớp. Học sinh dân tộc 31 em, nữ dân tộc 18. Học sinh gia đình chính sách:  01 con thương binh 4/4; hộ nghèo: 42 , cận nghèo 37.

* Đội ngũ CB,GV,NV

Hiện tại nhà trường có  56 cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB,GV,NV)  trong đó  có 03 cán bộ quản lý; 45 giáo viên (01 GV biệt phái về PGD&ĐT); 01 tổng phụ trách Đội; 06 nhân viên và 02 bảo vệ hợp đồng 68. Trình độ chuyên môn của CB, GV, NV đạt chuẩn 100%.

* Các tổ chức trong nhà trường: Được thành lập theo Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành theo Thông tư số 12/TT/2011-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Trường có Chi bộ Đảng gồm 32 đảng viên; Hội đồng trường: gồm có 9 thành viên; Công đoàn cơ sở: gồm có 56 công đoàn viên; Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh có 19 đoàn viên; Đội TNTPHCM; Hội đồng thi đua khen thưởng gồm có 22 thành viên; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường gồm có 5 người.

* Cơ sở vật chất:

Tổng diện tích toàn trường: 16.970 mét vuông, trong đó điểm chính có diện tích 7.567 mét vuông, điểm lẻ: 9.394 mét vuông.

Phòng học, phòng bộ môn và các khối phục vụ học tập: Hiện tại nhà trường có 20 phòng học với đầy đủ bàn ghế và trang thiết bị phục vụ dạy và học; 2 phòng tin;  02 phòng thực hành, thí nghiệm; 01 phòng thư viện; 02 phòng thực hành.

Khối Hành chính – Quản trị: có 01 phòng Hiệu trưởng; 02 phòng Phó Hiệu trưởng; 01 phòng thường trực và 01 phòng Y tế.

  1. Mục đích tự đánh giá

Xác định cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

  1. Quá trình tự đánh giá và những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá

Quy trình tự đánh giá của nhà trường được thực hiện gồm 7 bước được quy định tại Điều 23, Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 về việc Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá gồm Lãnh đạo của trường, người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể, các tổ chuyên môn, Văn phòng của trường. Ban thư ký là các giáo viên có kinh nghiệm. Hội đồng tự đánh giá của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác và Ban thư ký đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá các điểm mạnh và những tồn tại để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, tìm biện pháp để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm học tiếp theo. Báo cáo đánh giá tổng thể các hoạt động của nhà trường theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, là công cụ để nhà trường cải tiến chất lượng giáo dục trong những năm tiếp theo.

Bản báo cáo tự đánh giá này là một văn bản ghi nhớ quan trọng để nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng đáp ứng mục tiêu giáo dục.

  1. TỰ ĐÁNH GIÁ
  2. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Mở đầu:

Trường THCS Trần Phú hiện có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý so với quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định của Bộ GD&ĐT. Có các tổ chức đoàn thể như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Công đoàn… Tất cả đều hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Nhà trường có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, đứng đầu các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể đều là những người có tinh thần trách nhiệm, có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong điều hành công việc. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương và cơ  quan quản lý giáo dục cấp trên, thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành phát động. Thực hiện việc quản lý tài hcinhs, tài sản theo đúng quy định của nhà nước, luôn chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho đội ngũ nhà giáo và học sinh.

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

Mức 1:

  1. a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
  2. b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  3. c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

Mức 2:

Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.

Mức 3:

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trường THCS Trần Phú đã xây dựng phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường đã phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường. [H1-1.1-01] [H1-1.1-02] [H1-1.1-03]

Văn bản phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường được cấp trên phê duyệt.[H1-1.1-03]

 

Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường và công khai trên trang web của trường.[H1-1.1-04]

Mức 2:

Trong những năm qua, nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển hàng năm.[H1-1.1-01] [H1-1.1-02]

Mức 3:

Nhà trường đã tiến hành rà soát, bổ sung,và điều chỉnh một số nội dung chưa phù hợp trong chiến  lược phát triển nhà trường nhưng chưa được thể hiện bằng văn bản cụ thể.

  1. Điểm mạnh

Chiến lược phát triển của nhà trường được xây dựng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm, chăm lo đến sự phát triển của trường. Xã Nam Bình là xã có trong chỉ tiêu xã đạt nông thôn mới của huyện vào năm 2020, nhưng đã đăng kí về đích trong năm 2019.

  1. Điểm yếu

Vẫn chưa có các số báo, tạp chí địa phương đã đăng tải nội dung chiến lược phát triển của nhà trường; thiếu các văn bản rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, xây dựng và phát triển nhà trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức việc lập kế hoạch phát triển nhà trường có sự cam kết thực hiện của các bên liên quan trong giai đoạn 2020 đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030; Thường xuyên rà soát đối chiếu các mục tiêu trong kế hoạch với tình hình thực tế, tìm ra những ưu điểm để phát huy, xác định nguyên nhân của những hạn chế và tìm giải pháp phù hợp để đạt các mục tiêu giáo dục; xây dựng kế hoạch để khi đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm học 2019 – 2020,  duy trì và phát triển hoàn thành từng tiêu chí vào năm 2030 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

Mức 1:

  1. a) Được thành lập theo quy định;
  2. b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
  3. c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2:

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có Hội đồng trường, Hội đồng thi đua, khen thưởng, Hội đồng tư vấn, Hội đồng kỷ luật được thành lập theo qui định[H1-1.2-01] [H1-1.2-02] [H1-1.2-03] [H1-1.2-04]

Hội đồng trường thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường, đối với hội đồng thi đua khen thưởng và hội đồng kỉ luật thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 21 Điều lệ trường trung học.[H1-1.2-05] [H1-1.2-06]

Có quyết định thành lập Hội đồng trường[H1-1.2-01]

Có quyết định thành lập hội đồng thi đua khen thưởng[H1-1.2-03]

Có biên bản của các  hội đồng có nội dung liên quan[H1-1.2-06]

Có kế hoạch hoạt động, biên bản sinh hoạt và nghị quyết của hội đồng trường

Có báo cáo sơ kết, tổng kết[H1-1.2-02]

Có sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường[H1-1.2-06]

Mức 2:

Hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác được thành lập đúng theo quy định, thực hiện đúng chức năng có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.[H1-1.2-02] [H1-1.2-05] [H1-1.2-06]

  1. Điểm mạnh

Các hội đồng đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 20, 21 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

  1. Điểm yếu

Đa số các thành viên trong tổ tư vấn học đường là những giáo viên kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng các kĩ năng nghiệp vụ về tư vấn học sinh nên hoạt động còn hạn chế .

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các hội đồng trong nhà trường. Kiến nghị ngành giáo dục mở các lớp tập huấn về kĩ năng nhiệm vụ cho tổ tư vấn học đường.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

Mức 1:

  1. a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
  2. b) Hoạt động theo quy định;
  3. c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.

Mức 2:

  1. a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
  2. b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường.

Mức 3:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
  2. b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động nhà trường và cộng đồng.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Tại thời điểm tự đánh giá nhà trường có các tổ chức:

– Chi bộ Đảng[H1-1.3-01]

– Tổ chức Công đoàn [H1-1.3-02]

– Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh[H1-1.3-03]

– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [H1-1.3-04]

Công đoàn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định. Tại thời điểm tự đánh giá nhà trường có các tổ chức sau: Tổ chức Công đoàn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[H1-1.3-02] [H1-1.3-03] [H1-1.3-05]

Hàng năm các hoạt động được rà soát, đánh giá.[H1-1.3-06] [H1-1.3-05]

Mức 2:

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam của nhà trường có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định, năm 2018 xếp loại chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các năm còn lại xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.[H1-1.3-07] [H1-1.3-06] [H1-1.3-05]

Các đoàn thể, tổ chức  khác có đóng góp tích cực trong các hoạt động của nhà trường.[H1-1.3-05]

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp, tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam có 2 lần hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.[H1-1.3-06]

Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp hiệu quả trong các hoạt động nhà trường và cộng đồng.[H1-1.3-08] [H1-1.3-09] [H1-1.3-10]

  1. Điểm mạnh

Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên hoạt động đúng quy định của Điều lệ trường học và quy định của pháp luật. Lãnh đạo các tổ chức đều là người có trách nhiệm cao và có tâm huyết với nghề. Hàng tháng đều tổ chức đánh giá các hoạt động. Tham gia đầy đủ các phong trào do cấp trên phát động và đạt được nhiều thành tích cao.

  1. Điểm yếu

Đại đa số đội ngũ nhà giáo đã hết độ tuổi đoàn, nên số lượng đoàn viên trong chi đoàn ít.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Đề xuất đoàn cấp trên kết nạp số học sinh đủ tuổi đoàn ở khối học sinh lớp 9 để số lượng đoàn viên đông đảo hoạt động có hiệu quả hơn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Mức 1:

  1. a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;
  2. b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
  3. c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Mức 2:

  1. a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
  2. b) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.

Mức 3:

  1. a) Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường;
  2. b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Đến thời điểm tự đánh giá nhà trường có 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường trung học .

Trường có 04 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng[H1-1.4-01] [H1-1.4-02] [H1-1.4-03]

Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động theo từng tháng. Đầu năm các tổ có tổ chức đăng kí thi đua , hàng tháng có báo cáo kết quả hoạt động, sau mỗi năm học có đánh giá xếp loại theo qui định.[H1-1.4-04] [H1-1.4-05]

Cơ cấu tổ chức của tổ chuyên môn theo quy định tại Điều 16 Điều lệ trường trung học.[H1-1.4-03]

Cơ cấu tổ chức của tổ văn phòng theo quy định tại Điều 17 Điều lệ trường trung học.[H1-1.4-03]

Hằng năm mỗi tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều có kế hoạch hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 16 và 17 Điều lệ trường trung học.[H1-1.4-04]

 

Mức 2:

Hằng năm mỗi tổ chuyên môn đề xuất được một chuyên đề chuyên môn.[H1-1.4-06]

Thực hiện được ít nhất 01 chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.[H1-1.4-05]

Tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều tổ chức họp định kì hàng tháng để rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp[H1-1.4-05]

Mức 3:

Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường [H1-1.4-07]

Nội dung các chuyên đề sát với yêu cầu, nhiệm vụ của từng tổ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường[H1-1.4-06]

  1. Điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình trong công tác góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu chung của ngành. Nhà trường có đủ số lượng cán bộ quản lý theo quy định hạng trường và các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đảm bảo số lượng thành viên và phát huy vai trò của tổ để hoạt động có hiệu quả. Các tổ khối luôn có sự đoàn kết thực hiện tốt hoạt động của tổ cũng như quy chế chuyên môn, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên năng nổ, nhiệt tình hoàn thành mọi nhiệm vụ đề ra.

  1. Điểm yếu

Các tổ chuyên môn chưa thường xuyên tham gia sinh hoạt trên địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường thường xuyên  đôn đốc các tổ chuyên môn tham gia xây dựng ” nguồn học liệu mở” trên website  của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Sở, phòng GD&ĐT và các trường học, đặc biệt là địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn để hoạt động dạy và học có hiệu quả hơn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.5: Lớp học

Mức 1:

  1. a) Có đủ các lớp của cấp học;
  2. b) Học sinh đ ược tổ chức theo lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;
  3. c) Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.

Mức 2:

Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Sĩ số học sinh trong lớp theo quy định.

Mức 3:

Trường có không quá 45 (bốn mươi lăm) lớp. Mỗi lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 40 (bốn mươi) học sinh, lớp tiểu học không quá 35 (ba mươi lăm) học sinh (nếu có). Số học sinh trong lớp của trường chuyên biệt theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của trường chuyên biệt.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Đến thời điểm tự đánh giá nhà trường có 25 lớp trong đó khối 6 có 7 lớp, khối 7 có 6 lớp, khối 8 có 6 lớp và khối 9 có 6 lớp. Tại điểm chính có 16 lớp và điểm lẻ 9 lớp[H1-1.5-01].

Học sinh được tổ chức theo lớp. Mỗi lớp có 1 lớp trưởng, 3 lớp phó do tập thể lớp bầu ra, mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ không quá 12 học sinh, có 1 tổ trưởng do các thành viên của tổ bầu ra vào đầu mỗi năm học.[H1-1.5-02] [H1-1.5-03] [H1-1.5-04]

Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.[H1-1.5-03]

Mức 2:

Đến thời điểm tự đánh giá trường có 25 lớp, sỹ số học sinh trong lớp không quá 45 học sinh theo qui định[H1-1.5-04]

Mức 3:

Đến thời điểm tự đánh giá trường có 25 lớp, sỹ số học sinh ở một số lớp quá 45 học sinh theo qui định[H1-1.5-05] [H1-1.5-01] [H1-1.5-02]

  1. Điểm mạnh

Trường có đầy đủ các lớp của cấp học, học sinh được tổ chức theo lớp đúng qui định.

  1. Điểm yếu

Tính tự quản của học sinh ở một số lớp còn chưa cao, số lượng học sinh ở một số lớp chưa đạt mức 3 theo quy định (quá 40 em trở lên).

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nâng cao tinh thần tự quản, dân chủ trong lớp học, tham mưu cấp trên xây thêm phòng học để đảm bảo số lượng học sinh không quá 40 em / 1 lớp.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

Mức 1:

  1. a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
  2. b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
  3. c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

Mức 2:

  1. a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

Mức 3:

Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và trung hạn để tạo các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hồ sơ, văn bản lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định của Luật lưu trữ, thường xuyên cập nhật đầy đủ các thông tin có số liệu theo dõi, xử lí để báo cáo cấp trên khi có yêu cầu[H1-1.6-01]

Hằng năm nhà trường lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản theo quy định. Nhà trường đã xây dựng Quy chế dân chủ trong cơ quan; kế hoạch công khai và quy chế chi tiêu nội bộ được đưa ra bàn bạc, góp ý trong hội nghị công nhân viên chức hàng năm và được niêm yết tại đơn vị, định kì tự kiểm tra tài chính, tài sản công theo quy định, cập nhật số liệu đầy đủ trên phần mềm quản lý ( phần phềm kế toán, phần mềm quản lí tài sản)[H1-1.6-02] [H1-1.6-03] [H1-1.6-04]

Nhà trường đã quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Hằng năm thành lập tổ kiểm kê tài sản để rà soát tu sửa, bổ sung kịp thời. Thường xuyên chú trọng xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn.[H1-1.6-01] [H1-1.6-02] [H1-1.6-03] [H1-1.6-04]

Mức 2:

Hiện tại nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin (phần mềm) hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường[H1-1.6-04]

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán[H1-1.6-05]

Mức 3:

Hằng năm nhà trường lập kế hoạch tài chính phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương. Chưa có kế hoạch trung hạn và dài hạn[H1-1.6-03]

  1. Điểm mạnh

Trong công tác quản lý hành chính có đầy đủ các hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của pháp luật, không có hiện tượng tiêu cực, mất mát, thất thoát về tài sản, tài chính. Hồ sơ quản lý, lưu trữ đầy đủ, khoa học.

Xây dựng Quy chế chi nội bộ, quy chế quản lý tài sản để chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản đúng mục đích, công khai, công bằng, minh bạch, hiệu quả, tăng cường quyền giám sát của từng cá nhân, tổ chức trong đơn vị đối với công tác quản lý tài chính và đảm bảo tiết kiệm trong chi tiêu.

  1. Điểm yếu

Nhà trường chưa xây dựng bảng danh mục hệ thống các văn bản hiện hành quy định về quản lý tài chính, tài sản.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận Kế toán – Thủ quỹ lập bảng danh mục hệ thống các văn bản hiện hành quy định về quản lý tài chính, tài sản.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

Mức 1:

  1. a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
  2. b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
  3. c) Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2:

Có các biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn như kế hoạch thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, kế hoạch thao giảng dự giờ, kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhằm tư vấn thúc đấy giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thâ. [H1-1.7-01] [H1-1.7-02]

Nhà trường phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả các hoạt động. Hằng năm, tổ chức họp phân công nhiệm vụ cho từng vị trí việc làm, triển khai thực hiện có hiệu quả và thiết thực. Đây là khâu quan trọng tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy được khả năng của mình, nâng cao chất lượng giáo dục[H1-1.7-03]

Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 32 của Điều lệ trường trung học và các văn bản hiện hành khác.[H1-1.7-03] [H1-1.7-04]

Mức 2:

Nhà trường có biện pháp phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường làm tốt công tác động viên, khuyến khích kịp thời những cán bộ, giáo viên có thành tích cao, bên cạnh đó đề nghị cấp trên tuyên dương, khen thưởng những cá nhân có thành tích trong các nhiệm vụ được giao.[H1-1.7-01] [H1-1.7-02] [H1-1.7-05]

  1. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy định, có đầy đủ hồ sơ gốc, hồ sơ quản lí trên phần mềm vn.edu, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành,  phân công nhiệm vụ cho cán bộ , giáo viên, nhân viên hợp lý phù hợp với năng lực của từng cá nhân, đảm bảo quyền dân chủ theo qui định

  1. Điểm yếu

Do đặc thù của cấp học nên vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ của bộ môn, nên một số giáo viên phải dạy trái với chuyên môn, nghiệp vụ.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tham mưu cấp trên điều động, luân chuyển để đảm bảo đầy đủ số lượng giáo viên không phải dạy trái chuyên môn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

Mức 1:

  1. a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
  2. b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
  3. c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2:

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định (nếu có).

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có kế hoạch hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường[H1-1.8-01] [H1-1.8-02]

Nhà trường thực hiện đầy đủ các kế hoạch giáo dục[H1-1.8-01] [H1-1.8-03] [H1-1.8-02] [H1-1.8-04]

Định kỳ nhà trường đã tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục. Kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đợt xuất và nhà trường đã được Phòng Giáo dục kiểm tra chuyên môn được đánh giá tốt về công tác hoạt động chuyên môn.[H1-1.8-05] [H1-1.8-06]

Mức 2:

Nhà trường có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động giáo dục, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ. Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các bộ phận, cá nhân so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường để phát hiện những hạn chế để khắc phục cũng như tìm ra những yếu tố tích cực để nhân rộng, phổ biến.[H1-1.8-06] [H1-1.8-07]

  1. Điểm mạnh

Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ trường trung học. Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.

Công tác quản lí của nhà trường được hỗ trợ thực hiện bằng các phần mềm tin học đảm bảo cho việc lưu trữ, truy cập thông tin nhanh chóng và thuận tiện ( trang web http://csdl.moet.gov.vn; phần mềm http:// vn.edu; trang http://truonghocketnoi.edu.vn)

Nhà trường chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kết hợp các tổ xây dựng đầy đủ các kế hoạch giáo dục theo quy định, thực hiện triển khai các kế hoạch đầy đủ một cách linh hoạt, sáng tạo. Thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, nhà trường được trang bị đủ các đồ dùng, trang thiết bị dạy học theo quy định. Đa số học sinh chăm ngoan, đạt kết quả cao trong học tập cũng như rèn luyện.

  1. Điểm yếu

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi/ngày, nhà trường gặp khó khăn trong việc dạy và học bù của những ngày nghỉ lễ theo quy định (chủ yếu dạy bù vào các ngày chủ nhật).

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tham mưu cấp trên bổ sung phòng học để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh trong việc thực hiện học 2 buổi/ngày.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Mức 1:

  1. a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
  2. b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
  3. c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Mức 2:

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn xây dựng Quy chế dân chủ trong hoạt động trường học theo quy định. Quy chế dân chủ của nhà trường được công khai và có sự đóng góp của các cá nhân tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức vào đầu năm học. Quy chế dân chủ nêu rõ trách nhiệm từng thành viên trong nhà trường, trách nhiệm và quyền lợi của người dạy và người học nên hàng năm không có cán bộ, viên chức nào vi phạm Quy chế. Mỗi năm, nhà trường có báo cáo đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ. Ban thanh tra nhân dân theo dõi và có báo cáo về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường.

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tiếp thu, quán triệt các nghị quyết của Đảng, học các lớp chính trị hè. Nhà trường chấp hành tốt sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng GDĐT. Thực hiện tốt Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, của UBND tỉnh. Cuối mỗi năm học, nhà trường đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, việc cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đều có báo cáo về các cơ quan quản lý các cấp theo quy định. 05 năm qua, nhà trường không có đơn thư tố cáo, khiếu nại cần giải quyết.[H1-1.9-04] [H1-1.9-05]

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tiếp thu, quán triệt các nghị quyết của Đảng, học các lớp chính trị hè. Nhà trường chấp hành tốt sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng GDĐT. Thực hiện tốt Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, của UBND tỉnh. Cuối mỗi năm học, nhà trường đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, việc cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đều có báo cáo về các cơ quan quản lý các cấp theo quy định. 05 năm qua, nhà trường không có đơn thư tố cáo, khiếu nại cần giải quyết.[H1-1.9-04] [H1-1.9-05]

Mức 2:

Do thực hiện tốt quy chế dân chủ và cơ chế giám sát việc thực hiện nên nhiều năm qua đơn vị không có hiện tượng đơn thư khiếu tố, khiếu nại. Các hoạt động của nhà trường được bàn bạc thông qua công khai dân chủ, minh bạch nên đã thúc đẩy chất lượng họat động của nhà trường ngày càng phát triển.[H1-1.9-05] [H1-1.9-06]

  1. Điểm mạnh

Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường thực hiện nghiêm túc theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động trong cơ quan hành chính Nhà nước và Đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT, ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

  1. Điểm yếu

Việc thực hiện  báo cáo kết quả quy chế dân chủ về các cấp đôi khi còn chậm so với thời gian quy định. Do tâm lí e ngại nên một số cán bộ, giáo viên và nhân viên chưa đóng góp ý kiến nhiều trong các cuộc họp nhà trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát huy những kết quả đạt được và thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo đúng thời gian quy định. Hiệu trưởng cùng Chủ tịch Công đoàn tạo điều kiện tối đa để cán bộ, giáo viên và nhân viên phát huy dân chủ của mình trong các cuộc họp.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Mức 1:

  1. a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  2. b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;
  3. c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Mức 2:

  1. a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
  2. b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng tránh các hiểm hoạ thiên tai, phòng chống các dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên; Nghiêm túc chấp hành các qui định về phòng chống cháy nổ. Trang bị đủ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo qui định, bố trí các bình chữa cháy ở những khu vực hợp lý, dễ thấy như: dãy phòng học, thư viện, thiết bị, chân cầu thang. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và thay thế những bình đã hết thời hạn sử dụng. Kiểm tra hệ thống điện sử dụng trong nhà trường như đường dây, hệ thống đèn, quạt…Trang bị thiết bị an toàn điện ở các lớp học, phòng làm việc; bố trí các ổ điện, công tắc, cầu dao cách xa tầm tay học sinh. Xây dựng ý thức tiết kiệm điện trong cán bộ, giáo viên, nhân viên. Khu vực nhà kho, gầm cầu thang được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên.Khuôn viên trường có xây dựng cổng trường, hàng rào bảo vệ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự. Đầu năm nhà trường tổ chức tuyên truyền cho tất cả học sinh hiểu để thực hiện phòng chống cháy nổ.[H1-1.10-01] [H1-1.10-02]

Nhà trường có 01 hộp thư góp ý đặt ở vị trí thuận tiện để cha mẹ học sinh dễ dàng phản ánh thông tin. Ngoài ra nhà trường còn cung cấp đầy đủ số điện thoại của Lãnh đạo nhà trường cho tất cả cha mẹ học sinh và giáo viên trong đơn vị, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý thông tin khi được cung cấp.[H1-1.10-03] [H1-1.10-04] [H1-1.10-05]

Học sinh được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được phổ biến kiến thức về bình đẳng giới.Học sinh được hưởng và bảo vệ các quyền lợi của trẻ em theo Luật Trẻ em. Trường không có các tệ nạn xã hội; không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới cũng như bạo lực học đường trong nhà trường. Cuối năm nhà trường có đánh giá nhà trường không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực.[H1-1.10-06] [H1-1.10-07]

Mức 2:

Mỗi năm học, nhà trường đều phối hợp chặt chẽ với trạm y tế, công an giao thông đường bộ, tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn, thương tích, ATGT, vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe….: Thông qua tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt, bản tin, phát loa phóng thanh cho học sinh hiểu và nắm bắt được những biện pháp phòng ngừa có thể xảy ra. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trên cơ sở các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các can thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học, phòng chống ma túy… [H1-1.10-02] [H1-1.10-08] [H1-1.10-08 [H1-1.10-08] [H1-1.10-08]

Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự, kì thị về giới …. có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.[H1-1.10-07] [H1-1.10-09]

  1. Điểm mạnh

Đảm bảo an toàn cho CBGV, NV và học sinh, không có các tệ nạn xã hội xảy ra. Phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể địa phương và công an các cấp trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cũng như việc đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường. Trong suốt nhiều năm qua nhà trường không xảy ra hiện tượng cháy nổ, bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội….

  1. Điểm yếu

Địa bàn nhà trường quản lý rộng, một số học sinh nhà xa, vào mùa mưa đường lầy lội, khó đi lại và nhiều quán xá mọc lên xung quanh trường do đó công tác phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống ngộ độc thực phẩm còn gặp không ít khó khăn.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2019- 2020 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền, nhân dân địa phương làm tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết hợp với chính quyền địa phương, trạm y tế xã tuyên truyền thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn dân cư và khu vực trường học. Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, hội nghị PHHS tuyên truyền công tác phòng, chống tai nạn thương tích.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 1:

Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường phổ thông có nhiều cấp học và các quy định khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Có lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ nhà trường. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng trường, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội khác của nhà trường hoạt động có hiệu quả đúng quy định của pháp luật và đảm bảo theo Điều lệ trường học. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, các bộ phận đều được tổ chức hoạt động đồng bộ, đúng chức năng nhiệm vụ và có sự chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ của Ban giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo Điều lệ nhà trường nên luôn đem lại hiêu quả thiết thực. Cán bộ nhân viên trong nhà trường chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Không có hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc tệ nạn xã hội, không có hiện tượng vi phạm quy chế chuyên môn; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua. Hoạt động tài chính minh bạch rõ ràng thực hiện theo đúng văn bản chỉ đạo.

Trường THCS Trần Phú luôn bám sát các nội dung của tiêu chuẩn, có kế hoạch cải tiến chất lượng thường xuyên như đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, thực hiện tốt qui chế dân chủ, tổ chức và quản lý nhà trường hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra.

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
    • Không đạt: 0/10 tiêu chí chiếm 0 %
    • Đạt Mức 1: 10/10 (10/10) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 2: 10/10 (10/10) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 3: Đạt Mức 3: 6/10 (1/5) tiêu chí chiếm 60 %

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Mở đầu:

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học, đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra, công tác xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đóng vai trò rất quan trọng. Nhà trường đã chú trọng việc xây dựng đội ngũ CBGVNV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn giảng dạy, vị trí việc làm, có trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó tỷ lệ trên chuẩn hơn 80%  đáp ứng hoạt động giáo dục hiện nay. Đội ngũ CBGVNV luôn học tập, tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Hằng năm, CBGVNV được tổ chức đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo theo quy định. Đây là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục và sự phát triển đi lên của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo đúng Điều lệ trường trung học đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu đặc biệt tập thể luôn có sự đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau trong công tác cũng như cuộc sống hàng ngày. Điều đó tạo nên sức mạnh to lớn, thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày đi lên.

Tiêu chí 2.1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Mức 1:

  1. a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
  2. b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;
  3. c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

Mức 2:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
  2. b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Hiệu trưởng có thâm niên công tác 23 năm với 14 năm làm công tác quản lý, có bằng Đại học Sư phạm Lịch sử, 02 phó hiệu trưởng có kinh nghiệm gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục.[H2-2.1-01] [H2-2.1-02]

Hàng năm, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá xếp loại khá, tốt đạt trở lên theo Quy định chuẩn hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng điều lệ trường THCS.[H2-2.1-03]

Hiệu trưởng , phó Hiệu trưởng có bằng cao cấp và trung cấp về lí luận chính trị và hằng năm được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do cấp trên tổ chức, học qua các lớp quản lí giáo dục theo quy định[H2-2.1-01] [H2-2.1-02] [H2-2.1-04]

Mức 2:

Từ năm 2015 đến nay, đánh giá Hiệu trưởng đều đạt mức khá, tốt theo quy định chuẩn hiệu trưởng[H2-2.1-03]

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn và luôn được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm cao qua việc đánh giá hàng năm[H2-2.1-02] [H2-2.1-04] [H2-2.1-05]

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều đạt từ mức khá.[H2-2.1-06]

  1. Điểm mạnh

Lãnh đạo nhà trường đều đạt trình độ trên chuẩn, đã học lớp quản lí giáo dục, có trình độ chuyên môn vững vàng và năng lực quản lí, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục tại đơn vị.

  1. Điểm yếu

Chưa chú trọng tham gia viết SKKN và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để được cấp trên có thẩm quyền công nhận.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để quản lý và chỉ đạo đơn vị đạt kết quả cao hơn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Mức 1:

  1. a) Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;
  2. b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
  3. c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Mức 2:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và có ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
  3. c) Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

  1. a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hiện tại nhà trường có 44 giáo viên, trong đó có 01 giáo viên Tổng phụ trách Đội, cụ thể giáo viên các môn như sau: Toán học 6, Vật lý 3, Hóa học 2, Sinh học 3, Anh văn 4, Ngữ văn 8, Lịch sử 3, Địa lý 3, Thể dục 3, GDCD 1, Tin học 2, Âm nhạc 2.[H2-2.2-01]

Tổng số lớp học 25 lớp với 1026 học sinh. Nhìn chung đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng được nhu cầu, vị trí việc làm theo quy định.

100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 33 Điều lệ trường trung học[H2-2.2-02][H2-2.2-05]

Đến thời điểm tự đánh giá nhà trường có 100 % giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó giáo viên có trình độ trên chuẩn 38 giáo viên chiếm tỉ lệ 86,3%[H2-2.2-02] [H2-2.2-03]

Mức 2:

Từ năm 2014  đến 2019 , tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp[H2-2.2-03] [H2-2.2-04]

Từ năm 2014 đến 2019, nhà trường có 100% giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên [H2-2.2-04]

Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.[H2-2.2-05]

 

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường luôn đạt được tỉ lệ trên 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt theo qui định. [H2-2.2-04]

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, giáo viên có SKKN, tuy nhiên chất lượng chưa cao và còn nhiều giáo viên chưa có SKKN hoặc NCKHSPUD được cấp trên công nhận.

  1. Điểm mạnh

Giáo viên đảm bảo, cơ cấu các môn học, tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Giáo viên trẻ nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Luôn giữ gìn phẩm chất, danh dự của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh. Có ý thức tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lãnh mạnh.

Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn cao, phân bố đều ở các môn học

Có một Bí thư Đoàn trường và một Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong. Giáo viên Tổng phụ trách Đội được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội hàng năm, đảm bảo các hoạt động Đội và phong trào công tác Đội hàng năm.

  1. Điểm yếu

Một số giáo viên việc tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả chưa cao.

Cán bộ Đoàn không có nghiệp vụ công tác Đoàn.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Động viên khích lệ, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học và tạo mọi điều kiện để các giáo viên nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Cán bộ kiêm nhiệm công tác Đoàn cần được tập huấn thường xuyên nghiệp vụ công tác Đoàn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Mức 1:

  1. a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;
  2. b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
  3. c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Mức 2:

  1. a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
  2. b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

  1. a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
  2. b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trường có đủ số lượng nhân viên đáp ứng các nhiệm vụ được giao[H2-2.3-01]

Các nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực [H2-2.2-05]

Nhân viên nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao[H2-2.2-02] [H2-2.3-02]

Mức 2:

Nhà trường có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT. Cụ thể, có 06 nhân viên hành chính và 02 nhân viên hợp đồng 68, gồm ( kế toán, văn thư, thư viện, thiết bị,  y tế – thủ quỹ và 02 bảo vệ)[H1-1.7-03] [H2-2.2-01]

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên

Mức 3:

Nhân viên kế toán, y tế  có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm.[H2-2.2-01]

Hằng năm, được tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà trường có đủ số lượng và cơ cấu nhân viên theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT [H2-2.3-03]

  1. Điểm mạnh

Nhân viên nhà trường đều có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn, có trình độ chuyên môn vững vàng , có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

  1. Điểm yếu

Một số nhân viên còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên đôi khi công việc còn bị chậm trễ so với thời gian quy định.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Động viên, khích lệ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 2.4: Đối với học sinh

Mức 1:

  1. a) Đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định;
  2. b) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;
  3. c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2:

Học sinh vi phạm các hành vi không được làm được phát hiện kịp thời, được áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và có chuyển biến tích cực.

Mức 3:

Học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của lớp và nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Năm học 2018-2019 toàn trường có 667 học sinh. Số lượng học sinh toàn trường được đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định[H1-1.5-01] [H1-1.5-05]

Học sinh trong trường luôn thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, nhà trường phổ biến Điều lệ và nội quy học sinh, trong quá trình học tập và rèn luyện theo chương trình kế hoạch của nhà trường, đa số học sinh của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ đã quy định.[H1-1.5-05] [H1-1.5-02]

Nhà trường luôn tạo điều kiện  đảm bảo các quyền của học sinh theo quy định như: Luật bảo vệ trẻ em, tham gia các hoạt động của nhà trường tổ chức. Đối với các em học sinh thuộc diện chính sách được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật và sự quan tâm hỗ trợ của nhà trường.[H2-2.4-01] [H2-2.4-02]

Mức 2:

Trong năm học 2018 – 2019, nhà trường trường luôn thực tốt trường học thân thiện, học sinh tích cực và không có học sinh vi phạm các hành vi nghiêm trọng[H1-1.1-01] [H1-1.3-09]

Mức 3:

Trong năm học vừa qua, Học sinh tích cực rèn luyện đạo đức, tham gia các phong trào:  thi học sinh giỏi tỉnh bốn môn học ( Văn, Sử, Địa, Lý) đều đạt giải.[H1-1.1-01] [H5-5.2-01]

  1. Điểm mạnh

Nhà trường đã thống kê độ tuổi học sinh hằng năm, không có học sinh đi học trước tuổi quy định.

Tổ chức cho học sinh học nội quy, quy chế của nhà trường vào đầu năm học cho toàn bộ học sinh.

Hằng năm, các tổ chức trong nhà trường như : Đoàn trường; Đội Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Y tế trường học về chăm sóc sức khỏe cho học sinh; ban tư vấn…lập kế hoạch hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đến trường và đảm bảo đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm cho học sinh toàn trường

  1. Điểm yếu

Dù nhà trường đã triển khai học nội quy, quy chế đầu năm nhưng một số học sinh vẫn còn vi phạm như: đánh nhau, bỏ học, cúp tiết..

Một số học sinh thiếu chuyên cần, vẫn có học sinh bỏ học với lí do không chính đáng.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường cần có biện pháp phê bình, xử phạt nghiêm minh và động viên kịp thời, khéo léo để động viên HS tham gia học tập, rèn luyện

Cần phối hợp thường xuyên với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương để vận động, tuyên truyền những học sinh bỏ học trở lại trường để tham gia học tiếp.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 2:

Đại đa số học sinh được gia đình quan tâm chăm lo đến việc học tập và rèn luyện đạo đức; các em có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Năng động, sáng tạo ưa thích hoạt động tập thể: văn nghệ thể thao. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh thường xuyên chưa học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
    • Không đạt: 0/4 tiêu chí chiếm 0 %
  • Đạt Mức 1: 4/4 (4/4) tiêu chí chiếm 100 %
  • Đạt Mức 2: 4/4 (4/4) tiêu chí chiếm 100 %
  • Đạt Mức 3: 0/4 (0/4) tiêu chí chiếm 0 %

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Mở đầu:

Trong những năm học vừa qua, Trường THCS Trần Phú  làm tốt công tác tham mưu cho cấp trên về công tác quy hoạch mở rộng diện tích đất, được sự ủng hộ của phụ hung học sinh trong việc huy động các nguồn lực cùng với sự quan tâm của cấp trên trong việc đầu tư xây dựng  cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, hàng năm đã vận động phụ huynh tu sửa nhỏ CSVC đảm bảo công tác dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường làm tốt phong trào xây dựng trường xanh  – sạch – đẹp – an toàn.

Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của giáo dục hiện nay. Các phòng học được xây dựng kiên cố, đầy đủ các phòng thực hành, thí nghiệm, các công trình phụ trợ, có nhà vệ sinh, nhà để xe, sân vườn, hệ thống điện nước, cống rãnh… đảm bảo yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học. Tổng diện tích đất hiện có 16.769m2(trong đó điểm chính với 7576 m2 ; điểm lẻ 9193m2), khuôn viên nhà trường đã và đang được bố trí hợp lý, và đi vào quy cũ.

 

Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập

Mức 1:

  1. a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
  2. b) Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;
  3. c) Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Mức 2:

Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.

Mức 3:

Các trường nội thành, nội thị có diện tích ít nhất 6m2/học sinh; các trường khu vực nông thôn có diện tích ít nhất 10m2/học sinh; đối với trường trung học được thành lập sau năm 2001 đảm bảo có diện tích mặt bằng theo quy định. Khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có hệ thống cây xanh, bồn hoa, cây cảnh  đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục[H3-3.1-01]

Trường được xây dựng to, đẹp, có diện tích cổng rộng 5,8m, có cổng trường, biển tên trường và tường rào bao quanh trường kiên cố với diện tích hơn 4.000 mét[H3-3.1-01] [H3-3.1-02]

Trường  có khu sân chơi, bãi tập  đủ điều kiện thiết bị tối thiểu.[H3-3.1-01]

Mức 2:

Trường có khu sân chơi, bãi tập đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục[H3-3.1-01] [H3-3.1-02]

Mức 3:

Khu sân chơi bãi tập chưa được hoàn thiện do mới mở rộng được diện tích đất phía sau trường[H3-3.1-03]

  1. Điểm mạnh

Cơ bản khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập đáp ứng được hoạt động giáo dục của nhà trường.

  1. Điểm yếu

Khuôn viên trường phía trước và sau có nhiều lồi lõm chưa được thẩm mỹ ảnh hưởng ít nhiều đến cảnh quan nhà trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường có kế hoạch tham mưu với UBND huyện, chính quyền địa phương mở rộng diện tích để khuôn viên được vuông vức hơn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 3.2: Phòng học

Mức 1:

  1. a) Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
  2. b) Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;
  3. c) Có phòng hoạt động Đoàn – Đội, thư viện và phòng truyền thống.

Mức 2:

  1. a) Phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
  2. b) Khối phục vụ học tập, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường và theo quy định.

Mức 3:

Các phòng học, phòng học bộ môn có đủ các thiết bị dạy học theo quy định. Có phòng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt (nếu có).

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh , có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; tại điểm chính nhà trường đáp ứng học 2 ca/ngày ( khối 7,9 học buổi sáng, khối 6,8 học buổi chiều), tại điểm lẻ đáp ứng yêu cầu học 1 ca/ngày [H3-3.2-01] [H3-3.2-02] [H3-3.2-03]

Trường có  phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, 01 phòng họp tổ chuyên môn, 01 phòng nhân viên, 02 phòng tổ chuyên môn, 02 phòng thực hành môn Lý, Công nghệ, Hóa, Sinh và 01 phòng thí nghiệm[H3-3.2-04]

Trường có phòng hoạt động Đoàn – Đội, thư viện[H3-3.2-01] [H3-3.2-03]

Mức 2:

Trường có phòng học, phòng học bộ môn được xây dựng đạt tiêu chuẩn theo quy định. [H3-3.2-04]

Hiện tại trường có khối phục vụ học tập như sau: phòng Thư viện, phòng hoạt động Đoàn , Đội, phòng truyền thống, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường[H3-3.2-03]

Mức 3:

Các phòng học, phòng học bộ môn về cơ bản có đủ các thiết bị dạy học theo quy định; khối phục vụ học tập còn thiếu nhà đa năng[H3-3.2-01] [H3-3.2-03]

  1. Điểm mạnh

Cơ bản đầy đủ phòng học bộ môn và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy của nhà trường  đảm bảo về số lượng, quy cách, chất lượng theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

  1. Điểm yếu

Thiếu nhà đa năng theo Quy định của Điều lệ trường học và một số phòng học xuống cấp.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tham mưu cấp trên tiến hành xây dựng nhà đa năng và có kế hoạch tu sửa  những phòng học xuống cấp trong năm 2020.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 3.3: Khối hành chính – quản trị

Mức 1:

  1. a) Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính – quản trị của nhà trường;
  2. b) Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự;
  3. c) Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính – quản trị.

Mức 2:

Khối hành chính – quản trị theo quy định; khu bếp, nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe, an toàn, vệ sinh cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

Mức 3:

Khối hành chính – quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hiện tại nhà trường có 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng Phó Hiệu trưởng, 01 phòng thường trực ( phòng họp hội đồng), 01 phòng Y tế, 02 nhà kho được tận dụng từ 02 gầm cầu thang của 02 dãy phòng học.

Trường có khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh riêng biệt được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự

Trường định kỳ được sửa chữa, bổ sung đầy đủ các thiết bị khối hành chính – quản trị

Mức 2:

Nhà trường có đầy đủ các phòng của khối hành chính – quản trị theo quy định.

Mức 3:

Khối hành chính – quản trị có đầy đủ các thiết bị được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường

  1. Điểm mạnh

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lí, dạy học đảm bảo về số lượng, chất lượng.

Có bộ phận y tế học đường biên chế chính thức và đạt trình độ chuyên môn nên công tác đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh tương đối tốt.

Hệ thống máy tính trong nhà trường đã được nối mạng internet vào tất cả các máy tính nên thuận lợi cho công tác báo cáo cũng như tìm hiểu thông tin, học tập của học sinh được thuận tiện và hiệu quả cao.

  1. Điểm yếu

Phòng thường trực  ( phòng họp hội đồng) quá nhỏ không đáp ứng được số cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuyên tham mưu cấp trên bổ sung và tu sửa cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu theo quy định, sắp xếp, chuyển đổi phòng họp hội đồng đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nhà trường.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 3.4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

Mức 1:

  1. a) Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
  2. b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;
  3. c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Mức 2:

  1. a) Khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
  2. b) b) Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trường có khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh

Trường có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên[H3-3.4-01]

Trường thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường[H3-3.4-02]

Mức 2:

Trường có khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định

Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác cơ bản đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế

  1. Điểm mạnh

Trường có khu vệ sinh đảm bảo thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định.

Hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác cơ bản đáp ứng theo quy định.

  1. Điểm yếu

Ý thức của học sinh chưa thường xuyên trong việc đi vệ sinh dội nước nên đôi lúc ảnh hưởng đến môi trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuyên tuyên truyền và đưa vào nội quy, quy chế trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.5: Thiết bị

Mức 1:

  1. a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;
  2. b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;
  3. c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

Mức 2:

  1. a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
  2. b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
  3. c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.

Mức 3:

Phòng thí nghiệm hoặc khu vực thực hành (nếu có) đủ thiết bị đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả; thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trường Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định[H3-3.5-01]

Trường Có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cơ bản theo quy định [H3-3.5-01] [H3-3.5-02]

Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa[H3-3.5-03]

Mức 2:

Trường có hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học[H3-3.5-04] [H3-3.5-02]

Trường Có trang thiết bị dạy học đáp ứng được cớ bản cho việc dạy và học [H3-3.5-02] [H3-3.5-01]

Hằng năm nhà trường bổ sung thêm các thiết bị dạy học.[H3-3.5-03]

Mức 3:

Thiết bị dạy học được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường[H3-3.5-05]

  1. Điểm mạnh

Thiết bị đồ dùng dạy học của trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc giảng dạy của giáo viên. Các thiết bị tranh ảnh bản đồ được bó, nẹp cẩn thận. Các thiết bị điện, hóa chất được bảo quản tốt

  1. Điểm yếu

Một số thí nghiệm chất lượng và độ chính xác chưa cao.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trang thiết bị, đồ dùng dạy học  bổ sung thường xuyên và chú trọng nâng cao ý thức bảo quản đồ dùng dạy học.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 3.6: Thư viện

Mức 1:

  1. a) Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;
  2. b) Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;
  3. c) Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.

Mức 2:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên.

Mức 3:

Thư viện của nhà trường đạt Thư viện trường học tiên tiến trở lên; hệ thống máy tính của thư viện được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường[H3-3.6-01]

Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh[H3-3.6-02]

Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, | tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo[H3-3.6-01]

Mức 2:

Thư viện của nhà trường  đạt Thư viện trường học đạt chuẩn trở lên (theo quy định tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

Mức 3:

  1. Điểm mạnh

Phòng thư viện được trang bị cơ sở vật chất, sách báo đầy đủ phục vụ cho công tác soạn giảng, nghiên cứu, tham khảo của giáo viên và học tập của học sinh.

  1. Điểm yếu

Số lượng sách báo và tài liệu tham khảo chưa nhiều.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường thường xuyên bổ sung sách mới hàng năm đảm bảo cho kho sách ngày càng phong phú đa dạng hơn.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 3:

Nhà trường có khuôn viên đẹp, rộng rãi, thoáng mát, khu vực sân chơi, vườn trường đủ diện tích, đảm bảo an toàn, tạo được môi trường học tập tích cực cho học sinh. Bồn hoa cây cảnh thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa tạo môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, an toàn.

Hằng năm, nhà trường có biện pháp tích cực duy trì, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tài sản, thiết bị dạy học CSVC và thiết bị giáo dục hiện có. Thực hiện tốt  công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên trong việc đầu tư, nâng cấp và mua sắm bổ sung trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học và khai thác sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn hạn chế như một số phòng học xây dựng lấu năm đã có sự xuống cấp, chưa có Nhà Đa năng theo quy định và ý thức giữ gìn tài sản và bảo vệ cảnh quan, môi trường của một số học sinh còn thấp.

Từ năm học 2020– 2021,  nhà trường sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa trong công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên và tiếp tục thực hiện công tác huy động các nguồn lực để  bổ sung các  điều kiện CSVC tốt hơn nữa nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chuẩn bị chương trình giáo dục mới.

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
    • Không đạt: 0/6 tiêu chí chiếm 0 %
    • Đạt Mức 1: 6/6 (6/6) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 2: 6/6 (6/6) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 3: 1/6 (0/5) tiêu chí chiếm 16.7 %

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu:

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở học sinh. Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục giúp học sinh chuẩn mực đạo đức, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện. Tạo được mối quan hệ gắn bó trong việc giáo dục học sinh trở thành những công dân có tri thức, nhân cách, giúp nhà trường vững mạnh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục haonf thành mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhiệm vụ của ngành giao phó.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh

Mức 1:

  1. a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
  2. b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
  3. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức trong mỗi năm học gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh. Hằng năm, nhà trường và Ban Đại diện CMHS trường của năm học cũ tổ chức Hội nghị phụ huynh học sinh và tiến hành bầu ra Ban Đại diện CMHS trường gồm có 05 thành viên có kế hoạch và phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Đại diện [H4-4.1-01]

Ban Đại diện CMHS trường xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng năm học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học[H4-4.1-02]

Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS  được điều chỉnh và bố sung kịp thời các nội dung gắn liền với các hoạt động của nhà trường của nhà trường theo từng thời điểm.[H4-4.1-03] [H4-4.1-04]

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ đã đề ra và tổ chức họp sơ kết, tổng kết năm học, có đánh giá hoạt động hàng năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm sau[H4-4.1-04]

Mỗi cuộc họp đều thực hiện các nội dung đã làm và chưa làm được ở các biên bản.[H4-4.1-04]

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.[H4-4.1-05]

Mức 3:

Thường xuyên phối với BGH nhà trường thăm hỏi động viên đội ngũ nhà giáo, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các GVCN lớp để giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đồng hành cùng với nhà trường huy động, vận động, tài trợ để tu sửa CSVC để hoạt động hiệu quả.[H4-4.1-05] [H4-4.1-06]

  1. Điểm mạnh

Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có tổ chức, có trách nhiệm cao, có tâm huyết với việc sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Luôn là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.

Luôn phối hợp nhịp nhàng với nhà trường trong việc huy động nguồn lực về vật chất và tinh thần giúp xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng khang trang.

Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường tổ chức cho các em đi tham quan thực tế : ” Hành trình đi về Địa chỉ đỏ” để giáo dục học sinh về nội dung ” Uống nước nhớ nguồn” tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ…

  1. Điểm yếu

Một số ít cha mẹ học sinh còn có tư tưởng phó mặc việc giáo dục học sinh cho nhà trường, chưa quan tâm đến con em mình.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Động viên tinh thần của Ban đại diện cha mẹ học sinh tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong quản lí học sinh.

Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường phối hợp tốt hơn nữa với các tổ chức xã hội để tận dụng tốt các nguồn lực xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

Mức 1:

  1. a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  2. b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  3. c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Mức 2:

  1. a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
  2. b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao và các nội dung giáo dục khác cho học sinh; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương.

Mức 3:

Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường.[H4-4.2-01] [H4-4.2-02]

Nhà trường tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường qua các cuộc họp, qua các phương tiện truyền thông[H4-4.2-03] [H4-4.2-04]

Nhà trường huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định [H4-4.2-01]

Mức 2:

Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển  [H4-4.2-02]

Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao, cho học sinh tham quan hành trình về Địa chỉ Đỏ Ngục Đăkmil; chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công với cách mạng.[H4-4.2-04]

Mức 3:

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai nội dung, mục tiêu hoạt động từng năm học. Tuy nhiên nội dung chưa thường xuyên và chưa phong phú chưa trở thành trung tâm văn hóa tiêu biểu.

  1. Điểm mạnh

Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong trường, các tổ chức đoàn thể ngoài trường, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục.

Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương rất quan tâm đến mọi phong trào giáo dục của trường.

  1. Điểm yếu

Công tác phối hợp với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường chưa thường xuyên. Chưa huy động hết tiềm lực của các tổ chức xã hội và cá nhân ngoài nhà trường tham gia đóng góp vào hoạt động giáo dục.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân để có mối quan hệ tốt khi thực hiện các hoạt động giáo dục

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

Nhà trường duy trì thường xuyên, có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Trong các năm học, Ban đại diện CMHS lớp và Ban đại diện CMHS trường đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Trong quá trình lãnh chỉ đạo, Hiệu trưởng đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở  vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.

Chú ý đến công tác công tác đền ơn đáp nghĩa và giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử của địa phương, việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và việc tuyên truyền trong cộng đồng để làm tốt làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao.

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
    • Không đạt: 0/2 tiêu chí chiếm 0 %
    • Đạt Mức 1: 2/2 (2/2) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 2: 2/2 (2/2) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 3: 0/2 (0/2) tiêu chí chiếm 0 %

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Mở đầu:

Trường THCS Trần Phú luôn xác định công tác giáo dục và kết quả giáo dục là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chính vì vậy, trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã luôn chủ động trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, với nhiều biện pháp thiết thực, sáng tạo và hiệu quả nên kết quả giáo dục của nhà trường luôn đạt chất lượng cao và được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận.

Lãnh đạo trường đã phối hợp với các tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động chuyên môn,thực hiện nghiêm túc thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy theo chương trình quy định. Các loại hồ sơ phản ánh đầy đủ, đáp ứng yêu cầu. Qua mỗi tháng, mỗi kỳ đều có kế hoạch rà soát và bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch chuyên môn năm, tháng, tuần của nhà trường bám sát vào hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT, đảm bảo tính khả thi.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

Mức 1:

  1. a) Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục;
  2. b) Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, năng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
  3. c) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.

Mức 2:

  1. a) Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh;
  2. b) Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện.

Mức 3:

Hằng năm, rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp, giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục. Thực hiện khung chương trình của Bộ Giáo dục ban hành với 37 tuần/ năm học. Thực hiện kế hoạch thời gian năm học của UBND tỉnh Đắk Nông và UBND huyện Đắk Song ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương ( Học kì I, 19 tuần và Học kì II, 18 tuần thực học)[H5-5.1-01] [H5-5.1-02]

Giáo viên đã vận dụng tốt các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường[H5-5.1-03]

Trong quá trình dạy học giáo viên đã bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đối với học sinh.[H5-5.1-04]

Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh của đội ngũ giáo viên nhà trường đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.[H5-5.1-06]

Mức 2:

Nhà trường luôn thực hiện dạy và học đúng chương trình, kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của học sinh. Thường xuyên điều chỉnh nội dung dạy học  trong chương trình giáo dục hiện hành tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới, thực hiện thường xuyên hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới phương pháp đánh giá học sinh.[H5-5.1-01]

Ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn chỉ đạo các thành viên tổ có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng của học sinh. Hằng năm, nhà trường đứng thứ tự cao trong toàn huyện qua các cuộc thi học sinh giỏi các cấp.[H5-5.1-07]

Mức 3:

Hàng năm, nhà trường thực hiện rà soát, phân tích, đánh giá hiệu quả và tác động đến các biện pháp, giải pháp các tổ chức hoạt động, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, học sinh qua những đợt sơ kết, tổng kết, đánh giá và điều chỉnh cho năm học tới.

  1. Điểm mạnh

Kết quả hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên chưa có sự đột phá lớn trong kết quả của chất lượng mũi nhọn, thể hiện rõ ở kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 và Olimpic khối 6, 7,8 còn thấp, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của nhà trường.

  1. Điểm yếu

Do trường có nhiều giáo viên nghỉ chế độ hàng năm, thiếu giáo viên cục bộ nên việc bố trí thời khóa biểu phải thay nhiều lần, cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường

Chưa có sự đột phá lớn trong kết quả của chất lượng mũi nhọn, thể hiện rõ ở kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 và Olympic khối 6, 7,8 còn thấp, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của nhà trường.

Do nguồn kinh phí khen thưởng còn eo hẹp nên chế độ khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích cao còn thấp, nên chưa đủ để khích lệ, động viên xứng đáng. Vì vậy, chưa khích lệ được phong trào bồi dưỡng mũi nhọn của trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát huy điểm mạnh Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo tốt hơn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao.

Phối hợp các tổ chức trong nhà trường và địa phương làm tốt công tác huy động, vận động quỹ khuyến học để kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và học sinh có thành tích cao trong các cuộc thi do cấp trên phát động.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

Mức 1:

  1. a) Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
  2. b) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;
  3. c) Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

Mức 2:

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục.

Mức 3:

Nhà trường có học sinh năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Vào đầu mỗi năm học nhà trường tiến hành rà soát, lên danh sách các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập, học sinh khuyết tật học hòa nhập để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sinh: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các học sinh có năng khiếu, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập.[H5-5.2-03]

Đối với học sinh có năng khiếu về các môn văn hóa giáo viên chủ động bồi dưỡng để chọn đội tuyển tham gia các cuộc thi do cấp trên tổ chức với các môn Toán, Văn, Anh, Lý đối với các khối 6,7,8 riêng khối 9 tham gia 8 môn. Các môn TDTT, Âm nhạc và Mỹ thuật giáo viên chuyên ngành bồi dưỡng thêm dưới hình thức tham gia các cuộc thi như trên mạng như ATGT, Toyata, tìm hiểu Đảng cộng sản, … và tham gia các phong trào văn nghệ của trường, địa phương, hội đồng Đội, của ngành…; riêng học sinh có năng khiếu về TDTD tăng cường tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục vào các năm học và tham gia Hội khỏe phù đổng các cấp.

Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhà trường khuyến khích động viên về cả vật chất và tinh thần để các em đủ điều kiện đến trường (hàng năm tặng quà các em vào đầu năm học, trung thu, tết nguyên đán, có nhiều suất học bổng của bộ đội biên phòng, Hội phụ nữ, hội khuyến học và các nhà hảo tâm, các tổ chức tình nguyện).[H5-5.2-01]

Đối với học sinh yếu kém nhà trường tiến hành phụ đạo cho các em thông qua giáo viên dạy trực tiếp trên lớp ở tất cả các môn, thông qua dạy học trái buổi.[H5-5.1-07]

Cuối mỗi năm học thông qua kết quả 2 mặt giáo dục, các kỳ thi học sinh giỏi, hội khỏe phù đổng các cấp, các cuộc thi văn nghệ,…làm căn cứ để nhà trường đánh giá hoạt động giáo dục cho các đối tượng học sinh trên từ đó báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm để thực hiện hoạt động giáo dục cho những đối tượng này hiệu quả hơn.[H1-1.1-01]

Nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện nghiêm túc, bám sát theo kế hoạch.[H5-5.2-02]

Mức 2:

Kết quả hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên chưa có sự đột phá lớn trong kết quả của chất lượng mũi nhọn, thể hiện rõ ở kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 và Olimpic khối 6, 7,8 còn thấp, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của nhà trường.[H5-5.2-01]

Mức 3:

Hằng năm các em được tham gia các cuộc thi về văn hóa, thể thao và đạt được nhiều thành tích cao: Cụ thể: tỉ lệ đạt học sinh giỏi khối 9 cấp huyện, tỉnh tăng hàng năm; Olympic 6,7,8 có nhiều giải nhất, nhì ở các môn Toán, Lý, Anh, đạt nhiều huy chương vàng, bạc ở Hội khỏe phù đổng các cấp.

  1. Điểm mạnh

Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn quan tâm đến công tác chất lượng giáo dục nhằm đưa vị thế của nhà trường luôn đứng tốp đầu của huyện. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được duy trì thường xuyên, có học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp huyện, tỉnh.Công tác phụ đạo học sinh yếu kém thường xuyên được quan tâm và có giải pháp phù hợp giúp các em có tiến bộ trong học tập.Hằng năm , nhà trường có kế hoạch đỡ đầu, cũng như kêu gọi các tổ chức, cá nhân giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em có động lực vươn lên trong học tập.

  1. Điểm yếu

Chưa có sự đột phá lớn trong kết quả của chất lượng mũi nhọn, thể hiện rõ ở kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 và Olympic khối 6, 7,8 còn thấp, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của nhà trường.

Do nguồn kinh phí khen thưởng còn eo hẹp nên chế độ khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích cao còn thấp, nên chưa đủ để khích lệ, động viên xứng đáng. Vì vậy, chưa khích lệ được phong trào bồi dưỡng mũi nhọn của trường.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phát huy điểm mạnh Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo tốt hơn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao.

Phối hợp các tổ chức trong nhà trường và địa phương làm tốt công tác huy động, vận động quỹ khuyến học để kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và học sinh có thành tích cao trong các cuộc thi do cấp trên phát động.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định

Mức 1:

  1. a) Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;
  2. b) Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;
  3. c) Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Mức 2:

Nội dung giáo dục địa phương phù hợp với mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm, nhà trường thực  hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung giáo dục địa phương cho học sinh theo quy định các môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, GDCD.[H5-5.3-01]

Nội dung giáo dục phù hợp với các mục tiêu môn học gắn với mục tiêu môn học với lý luận với thực tiễn, tạo ra hứng thú, động lực học tập cho học sinh thông qua các môn học như: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, GDCD. Qua đó các em hiểu biết thêm về lịch sử và văn hóa địa phương. Từ đó khơi dậy niềm tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.[H5-5.3-02]

Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất diều chỉnh nội dung giáo dục địa phương để lập kế hoạch giáo dục địa phương cho kỳ học, năm học tiếp theo.[H5-5.3-01]

Mức 2:

Chương trình nội dung giáo dục địa phương góp phần thực hiện mục tiêu môn học gắn lý luận với thực tiễn, tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh giúp các em hiểu biết một số kiến thức về văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, địa lý, nghệ thuật, ngành nghề của địa phương, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống quê hương. Bằng cách cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống… trong địa bàn huyện Đắk Song và các địa phương khác của tỉnh Đắk Nông.[H5-5.3-01] [H5-5.3-02]

  1. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt chương trình giáo dục địa phương do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Đắk Nông qui định. Học sinh được tiếp cận những vấn đề về địa phương, gắn bó với quê hương góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn, tạo hứng thú, động lực học tập cho học sinh giúp các em hiểu biết một số kiến thức về văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, địa lý, nghệ thuật, ngành nghề của địa phương, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống quê hương.

  1. Điểm yếu

Các tài liệu tham khảo để phục vụ giáo dục địa phương còn ít, chưa đa dạng, nội dung còn nghèo nàn, đặc biết các môn GDCD và địa lí.

Kinh phí hạn hẹp nên chưa tổ chức thường xuyên được cho tất cả học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa thực tế tại các địa phương trong tỉnh Đắk Nông..

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục phát huy và duy trì hiệu quả nội dung chương trình giáo dục địa phương. Phân công cụ thể giáo viên các môn liên quan rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu nhằm góp ý điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương cho phù hợp với đối tượng học sinh, vùng miền. Tăng thời lượng hoạt động ngoại khóa cho giáo dục địa phương, tích cực tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Bổ sung tư liệu giáo dục địa phương vào thư viện để học sinh và giáo viên có điều kiện đọc, tìm hiểu.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 5.4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

Mức 1:

  1. a) Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;
  2. b) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;
  3. c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Mức 2:

  1. a) Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với các hình thức phong phú phù hợp học sinh và đạt kết quả thiết thực;
  2. b) Định kỳ rà soát, đánh giá kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường.[H5-5.4-02]

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thực hiện đủ các chủ đề qui định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng/lớp và tích hợp nội dung Hoạt động ngoài giờ lên lớp vào môn Giáo dục công dân các chủ đề đạo đức và pháp luật, chủ yếu phân công giáo viên chủ nhiệm giảng dạy. Hoạt động hướng nghiệp: Thời lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp được bố trí 9 tiết/năm học.[H5-5.4-03]

Việc tổ chức dạy hướng nghiệp cho học sinh khối 9 do Hiệu trưởng nhà trường đứng lớp bên cạnh đó nhà trường phối hợp với Trung tâm dạy nghề của Tỉnh cũng như Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX của huyện vào cuối năm học của khối 9 về tổ chức tư vấn các ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của học sinh.[H5-5.4-03]

Mức 2:

Nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các hình thức phong phú, phù hợp với học sinh như tổ chức cho học sinh tham quan các địa chỉ đỏ ở địa phương và các huyện bạn như: nhà ngục Đắk Mil; Đài tưởng niệm, Đồn Đại Trung, Điểm kết nối giao thông liên lạc tại huyện Đắk Song; tổ chức các đợt thăm hỏi tặng quà cho các chú bộ đội, Mẹ Việt Nam…. Tổ chức các hình thức hoạt động ngoài giờ như: thi văn nghệ; sân khấu hóa các chủ đề, chủ điểm…. Công tác Hướng nghiệp được nhà trường quan tâm đã giúp cho phụ huynh và học sinh yên tâm với tư vấn của giáo viên và Trung tâm dạy nghề của Tỉnh cũng như Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX của huyện để phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS đạt hiệu quả cao.[H5-5.4-01]

Sau mỗi năm học Nhà trường rà soát các hoạt động trải nghiệm trong học kì và năm học để rút kinh nghiệm và phương pháp điều chỉnh phù hợp sao cho kết quả của hoạt động trải nghiệm đạt kết quả. Nhà trường thường xuyên tổ chức hướng nghiệp cho học sinh khối 9 hàng năm và tổ chức họp bàn rút kinh nghiệm để công tác Hướng nghiệp đạt kết quả cao

Hàng năm, nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị của địa phương để lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo đủ thời lượng, đúng chủ đề và có chất lượng tốt, xây dựng, thẩm định và triển khai có hiệu quả chương trình hướng nghiệp cho học sinh để rút kinh nghiệm cho những năm học sau được thực hiện tốt hơn.[H5-5.4-01]

  1. Điểm mạnh

Nhà trường đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo phân phối chương trình quy định của BGDĐT, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Tỷ lệ học sinh tham gia học đạt 100% trong hoạt động hướng nghiệp của học sinh khối 9.

  1. Điểm yếu

Hoạt động dạy trải nghiệm đã tổ chức dưới nhiều hình thức, song khi thực hiện vẫn còn một số học sinh tham gia chưa thực sự nhiệt tình, còn rụt rè và chưa mạnh dạn, những giáo viên dạy hoạt động hướng nghiệp chưa được tập huấn thường xuyên nên vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác giảng dạy, tư vấn. Công tác hướng nghiệp mới chỉ dùng lại ở học sinh khối 9, chưa phổ biến, tuyên truyền đến phụ huynh học sinh nắm bắt để hỗ trợ, tư vấn thêm cho con em mình.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, nhà trường có giải pháp để mời trung tâm GDNN – GDTX của tỉnh, huyện về để hỗ trợ tư vấn cho học sinh khối 9 và đặc biệt trong cuộc họp phụ huynh học sinh cuối năm học của khối 9.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 5.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh

Mức 1:

  1. a) Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;
  2. b) Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;
  3. c) Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và tuyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Mức 2:

  1. a) Hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện;
  2. b) Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từng bước hình thành và phát triển.

Mức 3:

Bước đầu, học sinh có khả năng nghiên cứu khoa học, công nghệ theo người hướng dẫn, chuyên gia khoa học và người giám sát chỉ dẫn.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Đầu năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể về định hướng giáo dục học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương. Mục đích để học sinh có thể thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống và điều kiện khác nhau của đời sống xã hội. Ngay vào đầu năm học, TPT Đội đã xây dựng kế hoạch hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” nhằm giáo dục học sinh truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường, học sinh được quán triệt nội quy học sinh và nắm bắt được quyền lợi và nghĩa vụ, nhiệm vụ của người học sinh….[H5-5.5-01]

Nhà trường tăng cường nền nếp kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục; chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh.[H1-1.1-01]

 

 

Phối hợp với các tổ chức chính trị trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật, luật giao thông đường bộ, tuyên truyền thực hiện văn hóa giao thông, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông; giáo dục giá trị, kỹ năng sống, tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, không xả rác thải nhựa, bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức tham quan, học tập các di tích lịch sử ở tây nguyên… Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, AIDS, ma túy…[H1-1.5-02]

Chú trọng tổ chức để tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện đối với học sinh trong suốt năm học.[H2-2.4-02]

Mức 2:

Sau khi hoạt động học sinh biết vận dụng tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện bản thân mình ở mức độ nào. Học sinh đã tự rèn luyện bản thân mình ngày một hoàn thiện hơn như : chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của trường lớp, học tập hăng say hơn. [H1-1.5-03]

Đã biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn về giáo dục kỹ năng sống. Bằng chứng là các em đã thực hiện tốt trong các báo cáo cuối năm học.[H1-1.5-02]

Mức 3:

Hàng năm các em có tham gia vào nghiên cứu cuộc thi cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, nhưng sự sáng tạo chưa cao nên chưa đạt giải ở cuộc thi cấp tỉnh.

  1. Điểm mạnh

Nhà trường đã có kế hoạch định hướng giáo dục cho học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học  tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương. Qua quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luất học sinh đã có chuyển biến tích cực. Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán của địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Chương trình giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, duy trì thường xuyên, có hiệu quả thông qua các giờ học trên lớp, các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; có kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể; được nhà trường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra chặt chẽ đạt hiệu quả cao. Học sinh biết vận dụng các kĩ năng sống vào cuộc sống hằng ngày.

  1. Điểm yếu

Một số em học sinh còn rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động tập thể.

Công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao.

Một số ít học sinh trong giao tiếp ứng xử đang còn nhiều hạn chế.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Phổ biến tới tất cả các cán bộ, GV, CNV cũng như học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục về kỹ năng sống và ứng xử có văn hoá trong nhà trường ngay từ đầu năm.

Tổ chức thực hiện tốt hơn việc giáo dục tư vấn về sức khỏe thể chất, tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình thông qua hoạt động ngoại khóa và tích hợp trong nội dung các môn Sinh học, Giáo dục công dân; thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện của cán bộ, giáo viên.

Tổ chức nhiều cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao bổ ích và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tổ tư vấn tâm lý học đường. …

Bắt đầu từ năm học 2020-2021, nhà trường sẽ phối hợp các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài địa phương tổ chức các buổi truyền thông về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình mỗi năm một lần.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 5.6: Kết quả giáo dục

Mức 1:

  1. a) Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
  2. b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;
  3. c) Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.

Mức 2:

  1. a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá;
  2. b) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá.

Mức 3:

  1. a) Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh: – Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 20% đối với trường chuyên. – Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 25% đối với trường chuyên. – Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc vùng khó khăn: Đạt ít nhất 30% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 20% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 55% đối với trường chuyên. – Tỷ lệ học sinh xếp loại khá của trường thuộc các vùng còn lại: Đạt ít nhất 35% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), 25% đối với trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 60% đối với trường chuyên. – Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc vùng khó khăn: không quá 10% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém. – Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém của trường thuộc các vùng còn lại: không quá 05% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở) và trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông), trường chuyên không có học sinh yếu, kém. – Đối với nhà trường có lớp tiểu học: Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 95%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 90%, đối với trường thuộc xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học. – Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt ít nhất 90% đối với trường trung học cơ sở (hoặc cấp trung học cơ sở), trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông) và 98% đối với trường chuyên;
  2. b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: – Vùng khó khăn: Không quá 03% học sinh bỏ học, không quá 05% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học. – Các vùng còn lại: Không quá 01% học sinh bỏ học, không quá 02% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.
  3. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm nhà trường đánh giá, xếp loại học sinh theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Trong những năm học vừa qua, kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh luôn đạt theo kế hoạch của nhà trường.[H1-1.1-01]

Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường. Trong 5 năm liền kề, tỉ lệ học sinh lên lớp đạt từ 97,6% ( cụ thể: Năm học 2014 – 2015 học sinh lên lớp chiếm 99,3%, năm học 2015 – 2016 là 99,6%, năm học 2016 – 2017 chiếm 98,04%, năm học 2017  – 2018 chiếm 97,6 %, năm học 2018 – 2019 đạt 99,5%). Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp luôn đạt 99% trở lên [H5-5.6-01] [H1-1.5-05]

Hàng năm, nhà trường thực hiện việc dạy học hướng nghiệp cho học sinh và tổ chức tư vấn cho học sinh lớp 9, phân luồng vào học THPT và học nghề.[H5-5.4-03] [H5-5.6-03]

Mức 2:

Kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá. Cụ thể như sau:[H5-5.6-02]

Về hạnh kiểm:

Năm học 2014 – 2015: Tốt : 469; Khá: 73  Trung bình, yếu: 0

Năm học 2015 – 2016: Tốt: 512; Khá 64; Trung bình: 02, Yếu: 0

Năm học 2016 – 2017: Tốt: 544; Khá 59; Trung bình:11; Yếu : 0

Năm học 2017 – 2018: Tốt:568; Khá:75; Trung bình, yếu: 0

Năm học 2018 – 2019: Tốt: 593; Khá: 60; Trung bình: 06; Yếu: 0

Về Học lực:

Năm học: 2014 – 2015: Giỏi: 66; Khá: 224; Trung bình: 249; Yếu kém: 03

Năm học: 2015 – 2016: Giỏi: 108; Khá: 211; Trung bình: 257; Yếu kém: 02

Năm học: 2016 – 2017: Giỏi: 109; Khá: 238; Trung bình: 255; Yếu kém: 12

Năm học: 2017 – 2018: Giỏi: 138; Khá: 276; Trung bình: 214; Yếu kém:15

Năm học: 2018 – 2019: Giỏi: 128; Khá: 286; Trung bình: 242; Yếu kém: 03

Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp có chuyển biến tích cực trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá. Cụ thể học sinh  các năm như sau:

Năm học 2014 – 2015 lên lớp ( 466/469 đạt tỉ lệ 99,3%) tốt nghiệp đạt tỉ lệ 100%;  năm học 2015 – 2016 (lên lớp 510/512 đạt 99,6%, tốt nghiệp đạt 99,1%); năm học 2016 – 2017 ( lên lớp 602/614 đạt 98,04%, tốt nghiệp đạt 100%); năm học 2017 – 2018 ( lên lớp 613/628 đạt 97,6%, tốt nghiệp đạt tỉ lệ 100%); năm học 2018 – 2019 (lên lớp 656/659 đạt 99,5%, tốt nghiệp đạt 100%) [H5-5.6-01]

Mức 3:

Tỉ lệ học sinh giỏi, khá hàng năm không bền vững, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn chiếm tỉ lệ cao ở một số môn như Toán, Anh văn..

  1. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn nên tỷ lệ học sinh lên lớp, đỗ tốt nghiệp và tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đều đạt theo kế hoạch đề ra.

Hàng năm, nhà trường duy trì được phổ cập giáo dục và xóa mù chữ theo quy định.

  1. Điểm yếu

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tỷ lệ học sinh bỏ học và học sinh yếu kém ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập và rèn luyện, vẫn còn học sinh vi phạm nội quy của lớp, trường đề ra, thường xuyên chưa học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi lên lớp.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Làm tốt công tác đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Ban giámhiệu.Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên. Phân công giáo viên có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đạt được giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa báo cáo chuyên đề để trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Chỉ đạo công tác giảng dạy và giáo dục học sinh nghiêm túc theo chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng. Tổ chức có hiệu quả công tác sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùngdạy học. Sắp xếp, bố trí giáo viên phù hợp. Chú trọng công tác giáo dục, động viên ý thức học tập, rèn luyện của học sinh. Quan tâm công tác ôn tập, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh theo đối tượng:

Tăng cường phối hợp với hội cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường cần phải xây dựng mốiquan hệ phối hợp thật tốt với phụ huynh học sinh nhằm tạo ra chương trình phối hợp hành động có hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, CMHS và các đoàn thể ở địa phương để động viên học sinh đến lớp, không có học sinh bỏ học.

  1. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Kết luận về Tiêu chuẩn 5:

Xác định nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm bước vào năm học nhà trường luôn chú trọng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả làm trọng tâm, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường cũng như địa phương, gắn với lồng ghép thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, các phong trào thi đua do cấp trên phát động.

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tích cực theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống vi phạm pháp luật và tai nạn thương tích, đuối nước ở học sinh. Thực hiện nghiêm túc việc hát Quốc ca trong Lễ chào cờ; kể chuyện về Bác Hồ, nêu gương người tốt việc tốt,…; chú trọng tư vấn tâm lý và hoạt động trải nghiệm cho học sinh toàn trường. Vào các ngày lễ lớn trong năm, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.

Kết quả chất lượng giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước đáp ứng mục tiêu giáo dục quy định. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thường xuyên nắm bắt kịp thời những đổi mới trong giáo dục hiện nay và đôi khi chưa nhiệt tình, tâm huyết trong công tác giảng dạy và các hoạt động phong trào. Đối với học sinh vẫn vi phạm nội quy của lớp, trường đề ra cần phải khắc phục.

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
    • Không đạt: 0/6 tiêu chí chiếm 0 %
    • Đạt Mức 1: 6/6 (6/6) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 2: 6/6 (6/6) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 3: 2/6 (0/4) tiêu chí chiếm 33.4 %
  1. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4

Tiêu chí 1: Kế hoạch giáo dục của nhà trường có những nội dung được tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới theo quy định, phù hợp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

  1. Mô tả hiện trạng
  2. Điểm mạnh
  3. Điểm yếu
  4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 2: Đảm bảo 100% cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu hoàn thành mục tiêu giáo dục dành cho từng cá nhân với sự tham gia của nhà trường, các tổ chức, cá nhân liên quan.

  1. Mô tả hiện trạng
  2. Điểm mạnh
  3. Điểm yếu
  4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 3: Nhà trường tại địa bàn vùng khó khăn có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nhà trường các vùng còn lại có học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn được cấp thẩm quyền ghi nhận.

  1. Mô tả hiện trạng
  2. Điểm mạnh
  3. Điểm yếu
  4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 4: Thư viện có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế. Thư viện có kết nối Internet băng thông rộng, có mạng không dây, đáp ứng yêu cầu các hoạt động của nhà trường; có nguồn tài liệu truyền thống và tài liệu số phong phú đáp ứng yêu cầu các hoạt động nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng
  2. Điểm mạnh
  3. Điểm yếu
  4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng
  2. Điểm mạnh
  3. Điểm yếu
  4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có ít nhất 02 năm có kết quả giáo dục, các hoạt động khác của nhà trường vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng, được các cấp thẩm quyền và công đồng ghi nhận.

  1. Mô tả hiện trạng
  2. Điểm mạnh
  3. Điểm yếu
  4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
  5. Tự đánh giá: Không đạt

Kết luận:

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 4:
    • Không đạt: 6/6 tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt: 0/6 tiêu chí chiếm 0 %

Phần III. KẾT LUẬN CHUNG

  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 1, Mức 2 và Mức 3:
    • Không đạt: 0/28 tiêu chí chiếm 0 %
    • Đạt Mức 1: (28/28) (28/28) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 2: (28/28) (28/28) tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt Mức 3: (9/28) (1/20) tiêu chí chiếm 32.2 %
  • Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) các tiêu chí đạt và không đạt Mức 4:
    • Không đạt: 6/6 tiêu chí chiếm 100 %
    • Đạt: 0/6 tiêu chí chiếm 0 %

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, khách quan, hội đồng tự đánh giá trường THCS Trần Phú đã thực hiện đúng quy trình để nhìn nhận đánh giá các tiêu chuẩn của nhà trường. Các nhóm đã nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn, nhất làThông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học  và Công văn số 5932/BGD DĐT-QLCL, ngày 28/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục. Mặt khác, các nhóm đã tích cực thu thập minh chứng, đối chiếu tiêu chí, tiêu chuẩn để có cơ sở đánh giá.

Yêu cầu của công tác tự đánh giá là đánh giá hoạt động của nhà trường trong 5 năm, một khoảng thời gian khá dài, cho nên việc thu thập minh chứng gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do sự thay đổi về nhân sự đặc biệt là cán bộ quản lý, dẫn đến việc lưu giữ hồ sơ có nhiều thiếu sót, một số minh chứng bị thất lạc…

Tuy nhiên, nhờ sự hướng dẫn, tư vấn của Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, Phòng GD&ĐT huyện Đắk Song, Tổ tư vấn của Phòng GD&ĐT cùng với sự nỗ lực chung của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2019 – 2020 của nhà trường, chúng tôi đã có được những minh chứng cần thiết và đi đến những nhìn nhận một cách tổng thể, khách quan về các hoạt động của nhà trường trong 5 năm qua.

Qua phân tích, khảo sát 28 tiêu chí của 5 tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối, Hội đồng tự đánh giá của nhà trường nhận thấy: Nhà trường có cơ sở vật chất khá khang trang, có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình; có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có các tổ chức đoàn thể hoạt động hiệu quả, chất lượng dạy và học ngày được nâng cao, công tác thu chi tài chính hợp lý….

Căn cứ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên của BGD&ĐT. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN PHÚ tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2 và đạt mức độ 1  trường chuẩn Quốc Gia.

……………, ngày …………..tháng …………. năm 20……….

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

 


Phần IV

PHỤ LỤC